Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Chủ nhà phát hiện 22,1 tỷ đồng trong nhà sau khi người thuê chuyển đi

Một người đàn ông Trung Quốc đã phát hiện ra số tiền mặt lên tới 22,1 tỷ đồng giấu dưới gầm giường trong căn hộ của mình sau khi người thuê nhà chuyển đi.

Số tiền được tìm thấy trong nhà ông Ma Guangdi
Số tiền được tìm thấy trong nhà ông Ma Guangdi
Mới đây, ông Ma Guangdi đã đến dọn dẹp căn hộ của mình ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sau khi người thuê nhà chuyển đi. Bên dưới một chiếc giường, ông đã tìm thấy 6,33 triệu nhân dân tệ (khoảng 22,1 tỷ đồng) tiền mặt, xếp chồng lên nhau trong hộp carton.
Chủ nhà phát hiện 22,1 tỷ đồng trong nhà sau khi người thuê chuyển đi 2
Ông Ma Guangdi đã tìm thấy kho báu trong nhà
Ông Ma Guangdi cho biết người này đã thuê căn hộ của ông nhiều năm. Tuy nhiên hợp đồng hết hạn từ mấy tháng nay nhưng ông không liên lạc được với người thuê và anh ta cũng không gửi trả tiền thuê nhà. Vì bận rộn nên gần đây, ông Ma Guangdi mới cùng bạn bè đến dọn dẹp căn hộ.
Chủ nhà phát hiện 22,1 tỷ đồng trong nhà sau khi người thuê chuyển đi 3
Số tiền được kiểm đếm ở ngân hàng Đông Quan, tỉnh Quảng Đông
Chủ nhà phát hiện 22,1 tỷ đồng trong nhà sau khi người thuê chuyển đi 4
Chủ nhà phát hiện 22,1 tỷ đồng trong nhà sau khi người thuê chuyển đi 5Căn hộ của ông Ma Guangdi
Ông Ma Guangdi kể: "Khi chúng tôi chuyển chiếc đệm ra khỏi giường, tôi thấy có 4 hộp carton được niêm phong dưới gầm giường. Khi xé một góc hộp tôi vô cùng bất ngờ vì thấy toàn tiền mặt". Ông Ma Guangdi đã báo cảnh sát đến mang số tiền đi. Ngân hàng ở địa phương cho biết số tiền tìm được trong nhà ông Ma Guangdi lên tới 6,33 triệu nhân nhân tệ (khoảng 22,1 tỷ đồng). Hiện số tiền đang được đóng băng trong một tài khoản ngân hàng trong khi chờ cảnh sát điều tra.
Chủ nhà phát hiện 22,1 tỷ đồng trong nhà sau khi người thuê chuyển đi 6
Số tiền hiện được đóng băng trong tài khoản để chờ điều tra

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

CBRE: văn phòng cho thuê tại Hà Nội sẽ tăng gấp đôi

Hiện nay lượng văn phòng cho thuê tại Hà Nội đang tăng mạnh và dự kiến tổng lượng cung sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại, vào năm 2017, theo CBRE Việt Nam.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Greg Ohan, giám đốc bộ phận dịch vụ văn phòng cho thuê của công ty CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE Việt Nam), cho biết thị trường văn phòng Hà Nội sẽ đón nhận thêm nguồn cung văn phòng cho thuê gần 133.000 mét vuông trong nửa cuối năm nay. Còn trong năm 2014, sẽ có gần 210.000 mét vuông nguồn cung văn phòng của Hà Nội gia nhập thị trường.
Ngoài ra, CBRE dự đoán có gần 500.000 mét vuông văn phòng tại Hà Nội sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2015 – 2017. “Như vậy nguồn cung văn phòng cho thuê của Hà Nội từ nay tới năm 2017 sẽ tăng gấp đôi nguồn cung hiện tại, lên tổng cộng hơn 2 triệu mét vuông văn phòng cho thuê”, ông Greg Ohan nói.
CBRE cho rằng, nguồn cung mới sẽ tạo nhiều áp lực hơn cho giá thuê văn phòng tại Hà Nội. Thị trường văn phòng các tòa nhà hạng A và B sẽ tiếp tục sôi động do nguồn cung ngày càng tăng và nhu cầu dịch chuyển của khách thuê nhiều hơn với nguyên nhân chính nhằm giảm chi phí, gia tăng diện tích và hiệu quả sử dụng của văn phòng.
Thực tế cho thấy, giá chào thuê tòa nhà hạng A tại Hà Nội sẽ nhận nhiều áp lực giảm giá khi các chủ đầu tư đang đưa ra các chính sách cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách mới và giữ nguồn khách hàng hiện tại. Còn giá chào thuê tòa nhà hạng B sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá khi nguồn cung trên thị trường ngày một tăng. CBRE nhận định, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội khó dự đoán khi nào sẽ chạm đáy.
Theo CBRE, với thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội với nguồn cung lớn là tín hiệu đáng sợ với chủ đầu tư các dự án, song với khách thuê văn phòng lại là tín hiệu đáng mừng vì nguồn cung dồi dào hơn sẽ được thoải mái lựa chọn. Còn với TPHCM thì khách hàng muốn thuê văn phòng không có nhiều sự lựa chọn vì nguồn cung có hạn, do đó khách hàng phải lên kế hoạch từ rất sớm khi họ có kế hoạch dịch chuyển văn phòng.
CBRE nhìn nhận, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội với nguồn cung dồi dào đang là một cơ hội tốt cho hoạt động kinh doanh của CBRE (đại lý cho thuê văn phòng). Vì khi khách hàng có nhiều lựa chọn hơn thì sẽ có động thái trong dịch chuyển văn phòng.

Thị trường BĐS: "Ấm lên" nhờ nhà giá thấp

Báo cáo khảo sát mới đây của CBRE Việt Nam cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam cuối năm đang có dấu hiệu ấm dần lên nhờ phân khúc nhà giá thấp.
Nguồn: CBRE
Theo CBRE, trong quý III lượng căn hộ chào bán tại TPHCM tăng đột biến với tổng số 1.700 căn hộ được chào bán tăng 45,8% so với quý trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó, phân khúc nhà giá bình dân chiếm 72,4% trong tổng số 1.726 căn hộ được chào bán, còn lại căn hộ cao cấp chiếm 21,1%, trung cấp chỉ chiếm 6,6%.
Những chuyển động tích cực
Việc số lượng căn hộ chào bán tăng lên thể  hiện niềm tin của giới đầu tư bất động sản đã trở lại khi nền kinh tế đã có dấu hiệu chạm đáy và dần phục hồi trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, sau giai đoạn trầm lắng kéo dài, để giải tỏa lượng hàng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp BĐS đã chủ động hạ giá bán hoặc chuyển đổi loại hình dự án và tập trung hoàn thiện những dự án khả thi trong các phân khúc sản phẩm thanh khoản tốt nhằm thu hút nhu cầu mua nhà thực có khả năng thanh toán.
Việc mở bán nhiều dự án thuộc phân khúc nhà  bình dân tại TPHCM vào thời điểm cuối quý III vừa qua đã thu hút được một lượng lớn khách hàng. Diễn biến này cho thấy thị trường đã có những chuyển động tích cực nhất là từ phía người mua nhà.
Trên thực tế, nhu cầu mua nhà ở là có thực và vẫn chưa được đáp ứng một cách đầy đủ là do trước đây giá căn hộ chủ yếu bị hoạt động đầu cơ đẩy lên rất cao so với khả năng thanh toán của đại đa số khách hàng có nhu cầu ở thực sự. Vì vậy nhiều chủ đầu tư đã chủ động chuyển hướng sang phân khúc có số lượng khách hàng đông và chấp nhận lợi nhuận biên ở mức “vừa phải” nhằm cải thiện dòng tiền là rất rõ nét.
Đa dạng nguồn cung phân khúc nhà bình dân
Hiện tại phân khúc nhà giá  thấp có rất nhiều công ty BĐS lớn cung cấp. Nổi trội là một số dự án chính của các Công ty như Bất động sản như Hoàng Quân (chuỗi dự án Cheery), Lê Thành (dự án Twin Tower), Bình Chánh (dự án Nhất Lan 3), Đất Xanh & CT (dự án Sun View 3), Khang Gia (dự án Lucky), Tanimex (dự án Tanibuilding 2) và Nam Long với series dự án Ehome1, Ehome2, Ehome3…
Nguồn: CBRE
Với Địa ốc Hoàng Quân, tiếp nối thành công của Dự án Cheery 1, Cheery 2 Apartment, công ty tiếp tục mở bán thành công cả hai đợt dự án Cheery 3 Apartment bao gồm 579 căn hộ có diện tích từ 47m2 đến 69m2, với giá căn hộ chỉ từ 584 triệu/căn hộ có 2 phòng ngủ. Bên cạnh đó, khách mua nhà dự án Cheery 3 Apartment  sẽ được hỗ trợ vay vốn ngân hàng tới 80% trong 10 năm với mức lãi suất là 6%/năm trong năm 2013. Lãi suất cho năm tiếp theo do NHNN xác định và công bố lại bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm.
Địa ốc Đất Xanh tiêu biểu với dự án Sun View 3 tọa lạc tại 359 đường Phạm Văn Chiêu, được xem là vị trí trung tâm của quận Gò Vấp. Dự án kết nối giao thông tốt đến Siêu thị Big C, trường Đại học Hồng Bàng, Đại học Công nghiệp 4, Công viên Làng Hoa, Sân bay Tân Sơn Nhất… với diện tích căn hộ từ 45,5-85,5m2 và giá bán chỉ từ 614 triệu đồng/căn. Toàn bộ 300 căn hộ của dự án Sun View 3 đã được khách hàng mua hết.
Mới đây nhất, Công ty cổ  phần Đầu tư Nam Long (NLG) đã tiến hành mở bán 392 căn hộ thuộc 2 block căn hộ A3&A4 dự án Ehome 3 Tây Sài Gòn (Hồ Học Lãm, Bình Tân) với giá từ 700 triệu đồng/căn 2 phòng ngủ. Trong ngày mở bán hơn 110 căn hộ đã được đặt mua.
Dòng sản phẩm Ehome của Nam Long được phát triển dựa trên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, thiết kế đột phá, môi trường sống, phong cách sống… Với phương châm “Nhà giá không cao nhưng chất lượng sống phải cao”, dòng sản phẩm Ehome luôn đảm bảo 3 yếu tố “kinh tế, sinh thái và hiệu quả” đã tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm khác cùng phân khúc.
Trong năm 2013, thị trường phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá thấp hứa hẹn phục hồi nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay, để hỗ trợ cho thị trường bất động sản còn phải kể đến các chính sách đang được Chính phủ thực hiện như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thời điểm nộp tiền sử dụng đất, hỗ trợ vốn và lãi suất vay mua nhà, tập trung thiết lập quỹ dự phòng, hỗ trợ gói 30.000 tỷ đồng cho thị trường BĐS vào cuối năm 2013.
Qua đó, có thể thấy Chính phủ đang gắng sức hỗ trợ cho thị trường BĐS năm nay, nhất là ở phân khúc chung cư cho người có thu nhập trung bình. Tuy rằng sức hấp dẫn của ngành bất động sản trong năm 2013 là không lớn nhưng nhiều khả năng những gói hỗ trợ của Nhà nước sẽ giúp thị trường nóng dần lên.

Ngưỡng mộ nhà chật 21m2 đầy tinh tế

Căn hộ nhỏ 21m2 gây bất ngờ bởi thiết kế nội thất thông minh, sáng tạo mà rất hiện đại.


Không chỉ có diện tích nhỏ 21m2, căn hộ còn dài và hẹp. Thật khó có thể tưởng tượng đây là một ngôi nhà với đầy đủ các không gian chức năng cơ bản.
Không chỉ có diện tích nhỏ 21m2, căn hộ còn dài và hẹp. Thật khó có thể tưởng tượng đây là một ngôi nhà với đầy đủ các không gian chức năng cơ bản.


21m2 thường là diện tích của một căn phòng nhỏ nên thật khó để tượng tượng một người có thể sống trong không gian “tí hon” này như thế nào và gọi nó là nhà. Nhưng đôi khi các cách trang trí nội thất có thể làm bạn bất ngờ. Kích thước trở nên ít quan trọng khi bạn sở hữu một thiết kế đa năng và tiện nghi.
Căn hộ nhỏ này là một ví dụ rất đáng để bạn tham khảo. Diện tích ước chừng chỉ khoảng 21m2 nhưng rất thoải mái, không hề chật hẹp như bạn nghĩ. Căn hộ nằm ở thành phố Madrid, Tây Ban Nha, được thiết kế bởi văn phòng MYCC vào năm 2012. Nơi đây đủ rộng đối với một người độc thân sinh sống và làm việc thuận lợi.

Ngưỡng mộ nhà chật 21m2 đầy tinh tế - 2
Tận dụng lợi thế chiều cao trần, các phòng trong ngôi nhà được phân tầng cao thấp khác nhau chứ không bố trí trên một mặt sàn.
Ngưỡng mộ nhà chật 21m2 đầy tinh tế - 3
Phòng khách với ghế băng dài. Thấp hơn một chút là giường ngủ đơn giản tiện. Ngay phía trên phòng ngủ là nơi làm việc có cửa trần bằng kính đón sáng cho toàn bộ khu vực này.
Để tạo cho không gian có cảm giác rộng hơn và thông thoáng hơn, các nhà thiết kế đã lựa chọn những gam màu tươi sáng. Toàn bộ các bức tường, trần nhà và sàn nhà xuyên suốt ngôi nhà đều được sơn màu trắng. Dù vậy, căn hộ không hề có cảm giác lạnh lẽo và nhạt nhòa.
Ngưỡng mộ nhà chật 21m2 đầy tinh tế - 4
Để di chuyển giữa các khu khác nhau, chủ nhân ngôi nhà sử dụng một chiếc thang đơn giản gắn vào tường.
Ngưỡng mộ nhà chật 21m2 đầy tinh tế - 5
Nhờ có cửa sổ trần hút sáng rất thông minh nên ngôi nhà không hề bị thiếu ảnh sáng.
Ngưỡng mộ nhà chật 21m2 đầy tinh tế - 6
Đối diện qua chiếc ghế băng là gian bếp và tủ quần áo lớn được bố trí ở phần trước ngôi nhà, ngay gần cửa ra vào.
Việc di chuyển giữa các phòng rất thuận tiện, liền mạch. Thiết kế liên thông cho phép không gian bên trong ngôi nhà thoáng đạt hơn, thay vì chia nhỏ nó thành nhiều khu vực nhỏ hơn nữa. Phong cách trang trí đa năng và tập trung vào tính thực tiện, đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt.
Ngưỡng mộ nhà chật 21m2 đầy tinh tế - 7
Ngay phía dưới gian bếp là phòng tắm có đủ bồn tắm, chậu rửa mặt và bồn cầu. Bồn cầu treo đầy sáng tạo, tiết kiệm diện tích. Tấm gương to treo trên tường với mục đích tạo "ảo giác" không gian được nhân đôi.
Ngưỡng mộ nhà chật 21m2 đầy tinh tế - 8
Sơ đồ 3D của ngôi nhà.
Căn hộ này có thể không to lớn như một ngôi nhà thông thường, tuy nhiên nó vẫn có nhiều điều ngạc nhiên tuyệt vời.

Mua bán nhà đất ách tắc vì thuế

Sau ba tháng áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi đã phát sinh hàng loạt vướng mắc liên quan đến cách xác định thuế suất khi chuyển nhượng bất động sản.
Nhân viên Thái Thị Hồng Liên (Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh, TP.HCM) hướng dẫn người dân đến làm các thủ tục về thuế nhà đất chiều 2-10
Cục Thuế TP.HCM vừa có công văn gửi Tổng cục Thuế nêu những vướng mắc trong việc xác định thuế suất khi chuyển nhượng bất động sản, đồng thời xin hướng dẫn cách giải quyết. Theo Cục Thuế TP.HCM, hồ sơ thuộc những trường hợp nêu trên tại Cục Thuế TP.HCM phát sinh từ ngày 1-7-2013 rất nhiều nhưng do chưa có hướng dẫn rõ ràng nên cơ quan thuế không giải quyết được. Giữa tháng 9, Tổng cục Thuế đã có cuộc họp với Cục Thuế TP.HCM và đại diện các chi cục thuế. Tuy nhiên lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng chưa thể đưa ra được cách giải quyết thỏa đáng.
2% hay 25%?
Bà Đ.T.Đ.C. mua căn nhà trên đường Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1 của Công ty TNHH VTP theo hợp đồng ngày 5-10-2011. Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng là 59 tỉ đồng. Ngày 21-12-2011, bà C. ký hợp đồng chuyển nhượng lại căn nhà trên cho một ngân hàng cổ phần theo giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng là 318 tỉ đồng. Khi kê khai nộp thuế TNCN, bà C. có kê khai chi phí sửa chữa nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và đề nghị áp dụng tính thuế TNCN theo thuế suất 2% giá chuyển nhượng. Nếu tính theo thuế suất 2%, số tiền thuế TNCN bà C. phải nộp là 6,36 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cơ quan thuế lại cho rằng trường hợp bà C. có xác định được giá mua và giá chuyển nhượng trên hợp đồng nên không chấp nhận bà C. kê khai chi phí sửa chữa để tính thuế theo mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Thay vào đó, cơ quan thuế ấn định cách tính thuế bằng 25% trên chênh lệch giá bán - mua, dẫn đến số thuế phải nộp ở mức rất “khủng” là 64,75 tỉ đồng, gấp hơn 10 lần so với cách tính 2% trên giá chuyển nhượng. Vừa qua Cục Thuế TP.HCM đã làm văn bản hỏi Tổng cục Thuế về trường hợp này, trong đó Cục Thuế cũng cho rằng đây là trường hợp “lách luật” nên đề nghị mức thu 25% trên chênh lệch giá bán - mua. Tuy nhiên đến nay Tổng cục Thuế chưa có văn bản trả lời.
Đây chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp vướng mắc trong việc xác định thuế suất TNCN khi chuyển nhượng bất động sản sau ngày 1-7. Vướng mắc này xảy ra đã ba tháng nhưng chưa có hướng dẫn thống nhất nên quan điểm giải quyết mỗi nơi mỗi khác. Tại Chi cục Thuế Q.3 cũng gặp phải trường hợp tương tự: mua căn hộ tháng 6-2013 giá 2 tỉ đồng, tháng 7-2013 bán lại căn nhà trên với giá 20 tỉ đồng, cao hơn gấp 10 lần giá mua trước đó. Khi kê khai thuế, người bán có khai thêm chi phí sửa chữa nhưng không có chứng từ. Chi cục Thuế Q.3 cũng làm văn bản hỏi Cục Thuế TP.HCM, nhưng vẫn đề nghị cho áp dụng mức 2% trên tổng giá bán.
Đẩy khó cho dân
Theo nghị định 65 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN sửa đổi, thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế. Trường hợp người nộp thuế không xác định hoặc không có hồ sơ để xác định giá vốn và chứng từ hợp pháp xác định các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì mới áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Theo nhiều cán bộ thuế, với hướng dẫn này, Bộ Tài chính nghiêng về mức thu 25% với mục đích thu được nhiều thuế hơn.
Ông Trương Ngọc Hiệp, chi cục phó Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh, dẫn ra thực tế nhiều trường hợp bắt đầu lách bằng cách ghi giá chuyển nhượng bằng giá vốn hoặc chỉ nhỉnh hơn một chút so với giá vốn. Những hồ sơ này Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh nhận nhưng không dám giải quyết mà phải xin ý kiến Cục Thuế TP.HCM. “Khi nghiêng về phương pháp thu 25% trên chênh lệch giá bán - mua thì đối tượng được hưởng lợi nhất là những người chuyên mua đi bán lại nhà đất vì họ nắm rất rõ chính sách và biết cách vận dụng theo hướng có lợi cho mình. Ngân sách nhà nước thiệt hại vì thất thu thuế” - ông Hiệp nói. Do đó, ông Hiệp đề nghị nên cho phép thu 2% trên tổng giá bán để khuyến khích người dân kê khai đúng giá bán và khi đó mức thuế thu được sẽ lớn hơn rất nhiều.
Một số chi cục thuế khác gặp tình trạng người dân mua nhà đất cách đây 20-30 năm chỉ có giấy mua bán viết tay và giá trị bất động sản được tính theo vàng. Nay người bán có hợp đồng mua bán qua công chứng xác định giá trị mua bán bằng tiền đồng và yêu cầu nộp thuế 2% vì không có đủ hóa đơn chứng từ nhưng cơ quan thuế không dám giải quyết. Hiện một số chi cục thuế chỉ áp dụng mức 2% trên giá chuyển nhượng nếu nguồn gốc nhà đất từ cho, tặng, thừa kế... nên không xác định được giá vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng chênh lệch lớn hơn giá vốn rất nhiều nếu người dân đồng ý nộp thuế theo mức 25% chênh lệch giá bán - mua thì cơ quan thuế mới giải quyết. Từ đó dẫn đến có rất nhiều hồ sơ mua bán nhà đất bị đình trệ vì không nộp được thuế TNCN.

Những chiêu trò quái ác “hành” sinh viên của chủ nhà trọ

Nhiều chủ nhà trọ đang áp dụng những chiêu trò để “hành” sinh viên thuê trọ nhằm kiếm thêm tiền, khiến không ít bạn sinh viên năm nhất chân ướt chân ráo lên thành phố lâm vào cảnh dở khóc dở cười. 
Khi chủ nhà trọ muốn đuổi khách 
Đến thời điểm này, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội đã khai giảng năm học mới. Nhiều tân sinh viên cùng lúc đổ về thành phố để nhập học khiến nhu cầu về nhà trọ tăng rất cao. Được dịp này, nhiều chủ nhà trọ lại giở hàng loạt chiêu trò để đuổi khéo các khách trọ là sinh viên cũ đi, để tìm người mới đến trọ với giá thuê cao hơn. 
Hiện nay, nhiều sinh viên khi đi thuê nhà trọ thường không ký hợp đồng với chủ nhà trọ, mọi thứ liên quan đều chỉ thỏa thuận, giao kèo bằng miệng. Vì vậy, trong quá trình sinh viên thuê trọ, các chủ nhà trọ hay tự đặt ra những quy định, nhiều khi rất vô lý, và bắt khách thuê trọ phải thực hiện theo mà không cần phải trao đổi trước. 
Chủ nhà trọ thường đi chốt tiền điện, nước vào cuối tháng. Mức tiền nhà, điện, nước được chủ trọ viết tay và nghiễm nhiên trở thành hóa đơn chuyển cho sinh viên thuê trọ. 
“Có lần nhìn thấy số tiền điện nước chủ nhà đưa cho mà mắt mình tự nhiên to ra không cần đến dao kéo phẫu thuật”, Hoa – sinh viên năm 3 Đại học Sư phạm Hà Nội - tếu táo. 
Hoa thuê trọ ở khu Cầu Giấy (Hà Nội) gần trường để tiện đi học. Ba năm đi ở trọ, Hoa đã phải chuyển nhà trọ vài lần và mỗi lần chuyển nhà trọ ấy là một lần cười ra nước mắt với cô sinh viên tỉnh lẻ đi học xa nhà. 
Những chiêu trò quái ác “hành” sinh viên của chủ nhà trọ 1
"Hóa đơn" tiền nhà, tiền điện, tiền nước chỉ là những tờ giấy viết tay do chủ nhà trọ tự ghi.
 “Có lần mình về quê nghỉ hè hai tháng, không hề dùng điện nước mà vẫn bị tính tiền như thường. Mình thắc mắc thì bà chủ nhà đưa giấy tờ viết định mức điện nước tháng trước, tháng sau ra trước mặt mình dọa nạt. Bực mình, khó chịu nhưng là con gái, quê ở xa lại không quen biết nhiều bạn bè để có thể can thiệp giúp đỡ nên mình đành ngậm ngùi trả số tiền không đáng phải trả đó và chuyển nhà trọ”, Hoa tâm sự. 
Đây là một chiêu trò thường được nhiều chủ nhà trọ sử dụng để đuổi khéo những khách trọ cũ nhằm lấy phòng trống “đón” những tân sinh viên mới chân ướt chân ráo mới ra thành phố học tập. Một số chủ nhà trọ cho biết, họ thích cho những sinh viên mới lên thành phố học thuê trọ hơn, vì “tụi nó mới ở quê lên nên còn ngoan, không hay cãi như tụi sinh viên cũ nên dễ quản lý hơn”. 
Đó là những trường hợp không có hợp đồng thuê trọ. Nhưng kể cả khi có hợp đồng thuê trọ đàng hoàng trong tay, nhiều sinh viên vẫn phải ngậm đắng nuốt cay bởi những quái chiêu của chủ trọ. 
Lan - sinh viên năm hai Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - kể lại: “Mình cùng bạn thuê trọ một phòng khá rộng rãi, thoáng mát nên hai đứa có dự định sẽ ở lâu dài, đỡ phải chuyển qua chuyển lại nhiều. Khi đến ở trọ, bọn mình đã làm hợp đồng đầy đủ với chủ trọ rồi, cứ nghĩ là sẽ yên ổn mà ở. Ai ngờ khi thuê trọ được một năm, sau đợt nghỉ hè, mình từ quê lên thì bị bà chủ nhà yêu cầu bắt buộc phải chuyển đi nơi khác với lý do “để sửa lại phòng cho tốt hơn rồi sau đó sẽ cho ở trọ tiếp”. Kỳ thực, mình biết bà chủ nhà đang muốn đuổi khéo mình đi để bà cho những người mới đến thuê trọ với giá cao hơn giá cũ trong hợp đồng mình đã ký. Biết bà ta làm như vậy là không đúng nhưng cũng không biết cãi thế nào cho được”.
Sinh viên muốn chuyển nhà trọ cũng vô cùng gian nan
Thực tế, nhiều sinh viên đã xác định khi phải thuê trọ thì “quyền lực” nằm trong tay chủ trọ. Sinh viên dù đúng vẫn không thể cãi được với những “luật rừng” mà chủ nhà trọ đưa ra. 
Những bạn sinh viên trong các ví dụ kể trên thì bị đuổi đi không thương tiếc, nhưng ngược lại, nhiều bạn muốn chuyển đi thì lại gặp hàng loạt những khó khăn mà chủ nhà gây ra. 
Loan - sinh viên năm 3 Đại học Thương mại – buồn rầu kể lại câu chuyện của mình. Hồi sinh viên năm nhất, Loan đi tìm các khu trọ ở cùng chủ nhà. Tìm được một phòng sạch sẽ, thoáng mát nên Loan khá ưng ý. Cô nghĩ ở với chủ nhà sẽ không phải lo trộm cướp và sẽ hạn chế bạn bè đến chơi để dành nhiều thời gian cho việc học.  
Những chiêu trò quái ác “hành” sinh viên của chủ nhà trọ 1Nhiều sinh viên phải liên tục chuyển chỗ trọ vì gặp phải những chủ nhà "quái ác".
Nhưng sau một vài tháng ở đây, Loan thấy có nhiều điều bất tiện khi ở cùng chủ nhà. Gia đình họ thường xuyên cãi lộn ầm ĩ cả ngày, lại nhiều trẻ con hay nô đùa nên nhiều khi Loan muốn tập trung học cũng không được. Bà chủ nhà thì hay để ý, xét nét nên Loan muốn chuyển đi chỗ trọ khác. Hết tháng, cô lên xin chuyển nhà với ông chủ và đã được đồng ý. Nhưng đến tối, bà chủ về và vào khuyên răn, năn nỉ Loan ở lại nhưng cô vẫn nhất quyết chuyển đi.
Sau buổi nói chuyện với chủ nhà, tưởng rằng đã xong chuyện, Loan và bạn cùng phòng đóng gói đồ đạc để chuyển phòng. Thế nhưng, khi hai người đang chuyển phòng thì bà chủ nhà nhất quyết ngăn cản, không cho chuyển đi. 
Trong khi Loan đang lúi húi dọn đồ trong phòng, bà chủ nhà chạy đến chốt cửa ngoài, nhốt Loan trong phòng. Bà chủ nhà dọa: Nếu muốn chuyển đi phải đóng nguyên một tháng tiền trọ mới vì để phòng trống. Còn không thì chỉ được mang người ra khỏi nhà bà ta và để hết đồ đạc lại. Khi ấy, trong phòng Loan còn hai chiếc laptop, một bình ga, bếp ga và quạt... Không có hợp đồng, không đăng ký tạm trú, Loan thực sự bị đưa vào thế bí. Nếu không đưa tiền cho bà ta thì sẽ mất tất cả những đồ đạc có giá trị trong phòng. 
Cuối cùng, Loan và bạn đành chấp nhận trả tiền ở trọ một tháng cho bà chủ nhà và ngậm ngùi chuyển đồ đạc đi. 
Đi ở trọ là những câu chuyện chẳng bao giờ kể hết. Những câu chuyện trong bài viết chỉ là một vài trong số rất nhiều những nỗi khổ mà sinh viên gặp phải khi bị chủ nhà trọ "hành". Việc phải đối phó với hàng loạt những chiêu trò của chủ trọ cũng là những bài học đầu đời và là những kinh nghiệm xương máu cho các bạn sinh viên khi bắt đầu cuộc sống tự lập.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Chuyển nhà để giải đen Nên hay không?

Một số người duy tâm đến mức chỉ cần gặp bất trắc nhỏ trong cuộc sống cũng đổ lỗi cho căn nhà. Hậu quả là họ luôn trong vòng lẩn quẩn: tìm và dọn nhà
Chị Nguyễn Hoàng Nga tâm sự với đồng nghiệp: “Mình lại chuyển sang ở nhà thuê, chờ mua được miếng đất khác để cất nhà đây. Nợ này chưa trả hết đã chồng nợ khác”. “Ơ, năm ngoái cậu vừa vay tiền ngân hàng cất nhà mà?”, người đồng nghiệp ngạc nhiên.
1001 lý do
Chị Hoàng Nga, vợ anh Toán kể: “Hồi mới cưới, vợ chồng phải tìm nhà thuê. Mất nhiều thời gian mới chọn được căn chung cư gần chỗ làm việc. Đùng một cái, anh bảo chuyển nhà. Lý do là dạo này anh gặp nhiều chuyện phiền phức trong công ty. Anh cho rằng do ở căn nhà không hợp tuổi. Anh bàn với mình gom góp tiền, vay thêm ngân hàng, mua đất, cất nhà để hợp phong thủy, làm ăn mới khấm khá”.
Không ít các trường hợp muốn chuyển nhà chỉ vì không hợp phong thủy
Nghe chồng nói có lý, chị đồng ý. Trong lúc chờ mua đất, cất nhà, vợ chồng phải tìm căn khác để thuê. Nhà dựng xong, chị háo hức dọn về. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau, thấy vợ chồng thường cãi nhau, anh cho rằng nhà có vấn đề. Thực tế, chị và anh cãi nhau chỉ vì tiền nong eo hẹp. Giải pháp của anh: bán nhà, tìm nhà thuê, sau đó cất nhà khác. Năm năm nay, chị tất bật tìm chỗ ở theo ý chồng. Hết xây đến thuê, khoản nợ ban đầu lớn dần theo những lần dọn nhà.
1001 hệ lụy
Ông bà ta thường bảo: “An cư lạc nghiệp”. Khi có một nơi ở ổn định, bạn sẽ an tâm tập trung làm kinh tế, phát triển sự nghiệp. Nếu di chuyển liên tục sẽ gặp nhiều phiền toái, tốn kém.
- Mất thời gian: Tìm một nơi ở như ý không phải dễ, bạn phải mất bao nhiêu thời gian để lựa chọn.
Có rất nhiều vấn đề nảy sinh khi ta muốn chuyển nhà
- Tốn chi phí: Mỗi lần chuyển nhà, bạn phải mất phí di chuyển, mua sắm thêm vài vật dụng do trong quá trình vận chuyển, chúng sẽ bị hư hỏng, thất lạc. Thậm chí, nhiều căn nhà cần phải tu sửa vài chỗ cho tiện nghi hơn. Đó là những khoản không nhỏ. Chưa kể, công sức bỏ ra cho những lần chuyển nhà, sắp xếp đồ đạc.
- Di chuyển nhiều cũng không tốt cho việc nuôi dạy con cái. Có thể bạn phải chuyển trường cho con để gần nhà hơn. Bé sẽ phải làm quen với môi trường mới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ khi phải liên tục làm quen với trường, lớp, cô giáo và bạn mới. Kể cả bạn cũng phải bắt đầu mối quan hệ với hàng xóm mới.
Lên kế hoạch, hạn chế tốn kém
Những quy tắc sau sẽ giúp bạn tìm được chỗ ở như ý:
- Căn nhà là tài sản lớn nhất của nhiều đôi vợ chồng. Vì thế, hãy lên kế hoạch chu đáo, chuẩn bị cho việc tậu một căn nhà như ý.
Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chuyển nhà
- Cân nhắc tài chính để tìm mua, thuê nhà phù hợp, đảm bảo khả năng chi trả. Không nên cố mua bằng được một căn nhà rộng lớn, sau đó nợ nần chồng chất không thể trả đến nỗi phải bán nhà.
- Các mặt khác liên quan đến ngôi nhà cần phải xem xét chu đáo: vị trí địa lý, tình hình điện, nước, an ninh trật tự, môi trường sống, đặc điểm dân cư…Căn nhà có gần chỗ bạn làm việc không? Có nơi cho con cái học hành? Nhà của bạn có gần bệnh viện không? Điện nước ở nơi đó có đầy đủ không? Khu vực nhà bạn có bị ngập lụt?...
- Việc bạn không gặp may trong sự nghiệp do nhiều nguyên nhân. Đừng vội đổ tội cho ngôi nhà vì như thế bạn sẽ tốn thêm một khoản đáng kể nữa đấy!